Ngành Lâm nghiệp đô thị

4 tháng 5, 2017
Trường Đại học Lâm nghiệp là trường đại học đầu tiên trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh đào ngành Lâm nghiệp đô thị ở bậc đại học (2001) và đến nay đã có 18 khóa tốt nghiệp...

ĐÀO TẠO NGÀNH LÂM NGHIỆP ĐÔ THỊ BẬC ĐẠI HỌC

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH LÂM NGHIỆP ĐÔ THỊ

Tên ngành đào tạo:

 - Tiếng việt: Lâm nghiệp đô thị      

 - Tiếng Anh: Urban Forestry          

Lâm nghiệp đô thị là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học đô thị và đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Trên thế giới, ngành khoa học Lâm nghiệp đô thị đã có bề dày trên 100 năm phát triển và đã có một hệ thống lý luận khoa học chặt chẽ, góp phần giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến không gian xanh, cảnh quan và môi trường sinh thái đô thị. Đây là một lĩnh vực khoa học tổng hợp, có gắn bó chặt chẽ với các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng đô thị và nghệ thuật. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của lĩnh vực Lâm nghiệp đô thị gồm: Thực vật, sinh thái, nghệ thuật, kỹ thuật trồng cây cảnh quan môi trường, quy hoạch thiết kế, thi công và giám sát thi công công trình cảnh quan, cây xanh đô thị.

Trường Đại học Lâm nghiệp là trường đại học đầu tiên trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh đào ngành Lâm nghiệp đô thị ở bậc đại học (2001) và đến nay đã có 18 khóa tốt nghiệp ra trường với khoảng gần 600 kỹ sư. Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ cao (Giáo sư, Phó Giáo sư, Giảng viên cao cấp, Tiến sỹ) tham gia đào tạo ngành Lâm nghiệp đô thị, trong quá trình đào tạo, Nhà trường còn mời các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp đô thị, Kiến trúc cảnh quan, Kiến trúc và Xây dựng ở trong và ngoài nước tham gia trao đổi học thuật, báo cáo khoa học các vấn đề nghiên mới trong lĩnh vực Lâm nghiệp đô thị ở trong nước và trên thế giới, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên và giảng viên tiếp cận những thành tựu và tri thức khoa học mới.

Sinh viên ngành Lâm nghiệp đô thị học tập tại trường, bên cạnh học tập những kiến thức lý thuyết trên lớp, sinh viên còn được bồi dưỡng kiến thức thực tiễn thông qua các đợt đi tham quan, thực tập tại đô thị trong cả nước, kỹ năng mềm trong nghề nghiệp. Đặc biệt, sinh viên còn được tham gia các đề tài, dự án cùng với các thầy, cô giáo ngay khi học tại trường để nâng cao kiến thức thực tiễn, kỹ năng nghề nghiệp và tự tin về kiến thức và kỹ năng trước lúc ra trường.

Kết quả khảo sát tìm việc làm hàng năm của sinh viên ngành Lâm nghiệp đô thị sau khi tốt nghiệp ra trường từ Trường đại học Lâm nghiệp cho thấy, kỹ sư ngành Lâm nghiệp đô thị có nhiều cơ hội tìm việc làm tốt tại các thành phố trên cả nước. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường đã được tuyển vào làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng có ngành đào tạo về Kiến trúc cảnh quan, Hoa viên, Lâm nghiệp đô thị; các cơ quan, đơn vị nghiên cứu về kiến trúc, quy hoạch, thiết kế đô thị; các doanh nghiệp và đơn vị quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Có nhiều nhóm sinh viên sau khi ra trường đã tự thành lập các doanh nghiệp tư vấn thiết kế cảnh quan, tư vấn thiết kế và thi công các công trình cảnh quan cây xanh, đã có thu nhập cao.

2. MÃ NGÀNH : 7620202

3. THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ ĐỐI TƯỢNG TUYỂN​ SINH

Thời gian đào tạo: 4 Năm

Loại hình đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:

  -     Theo tổ hợp môn thi THPT:

            Khối A00: Toán, Lý, Hóa;

           Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học

            Khối D01: Toán, Văn, Anh;

            Khối A17:  Toán, Lý, Khoa học tự nhiên

            Xét học bạ THPT

4. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

Sinh viên hoàn thành đủ số tín chỉ (141 tín chỉ) trong 4 năm học

Sinh viên theo học ngành Lâm nghiệp đô thị sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn sau đây:

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 80 tín chỉ

A1

Kiến thức cơ sở khối ngành

 

 

I

Các học phần bắt buộc

 

 

1

Sinh lý thực vật

22

Quy hoạch du lịch sinh thái

2

Vẽ mĩ thuật 1(*)

23

Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành

3

Vẽ mĩ thuật 2(*)

24

Sâu bệnh hại cây đô thị

4

Vẽ kỹ thuật xây dựng cảnh quan

25

Kỹ thuật hạ tầng cảnh quan

5

Thổ nhưỡng I

26

Ứng dụng thực vật trong phong thuỷ

6

Thực vật đô thị

27

Vật liệu cảnh quan (trừ cây)

7

Sinh thái cảnh quan

A2

Kiến thức ngành

8

Lâm nghiệp đô thị đại cương

I

Các học phần bắt buộc

9

Nguyên lý thiết kế cảnh quan

28

Kỹ thuật chọn và nhân giống cây đô thị

10

Tài nguyên du lịch sinh thái

29

Vườn ươm cây đô thị

11

Trắc địa

30

Kỹ thuật trồng hoa thảo đô thị

12

Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý cây xanh đô thị

31

Kỹ thuật trồng cây gỗ đô thị

13

Thiết kế vườn công viên 1

32

Thiết kế cảnh quan hoa thảo

14

Sinh thái đô thị

33

Quy hoạch không gian xanh đô thị

15

Anh văn chuyên ngành LNĐT

34

Thiết kế vườn công viên 2

16

Ứng dụng Autocad trong thiết kế cảnh quan

35

Tổ chức và giám sát thi công công trình cây xanh

17

Thiết kế cảnh quan cây xanh

36

Cây cảnh non bộ

II

Các học phần tự chọn 10 tín chỉ

37

Ứng dụng cây xanh nội thất

18

Khí tượng thủy văn

III

Học phần tự chọn

19

Nguyên lý quy hoạch cảnh quan

38

Kỹ thuật trồng hoa lan

20

Ứng dụng 3Ds Max trong thiết kế cảnh quan

39

Quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái

21

Kỹ thuật xử lý ảnh bằng Photoshop

40

Kỹ thuật trồng và duy trì thảm cỏ

 

 

41

Kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình cây cảnh quan

- Tổng số tín chỉ: 141

- Kiến thức giáo dục đại cương: 41 tín chỉ

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 80 tín chỉ

- Thực tập nghề nghiệp: 10 tín chỉ

- Làm khóa luận tốt nghiệp: 10 tín chỉ

5. LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO

Đào tạo theo chương trình đại học chính quy trong thời gian 4 năm, sinh viên hoàn thành đủ số tín chỉ để ra trường.

6. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Kỹ sư Lâm nghiệp đô thị có kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực có liên quan đến ngành Lâm nghiệp đô thị gồm: Thực vật, sinh thái, nghệ thuật, kỹ thuật trồng cây cảnh quan môi trường, quy hoạch thiết kế, thi công  và giám sát thi công công trình cây xanh, cảnh quan môi trường đô thị.

Kỹ sư Lâm nghiệp đô thị có năng lực quy hoạch, thiết kế, quản lý, giám sát, chỉ đạo thực hiện các biện pháp kỹ thuật xây dựng và phát triển các công trình cây xanh, cảnh quan môi trường đô thị, khu dân cư, khu du lịch,  khu di tích và danh lam thắng cảnh.

6.1. Kiến thức

- Kiến thức cơ bản: Thực vật học, sinh lý thực vật, vẽ mỹ thuật, thổ nhưỡng I, thực vật đô thị, sinh thái cảnh quan, khí tượng thuỷ văn, lâm nghiệp đô thị đại cương, sinh thái đô thị, nghệ thuật vườn công viên, nguyên lý thiết kế cảnh quan, ứng dụng thực vật trong phong thủy, sử dụng các phần mềm vẽ đồ họa: AutoCAD, 3ds. Max và kỹ thuật xử lý hình ảnh bằng Photoshop…

- Kiến thức chuyên ngành: Kỹ thuật giống cây đô thị, vườn ươm cây xanh đô thị, sâu bệnh hại cây đô thị, kỹ thuật trồng cây hoa thảo đô thị, kỹ thuật trồng cây gỗ đô thị, kỹ thuật duy trì cây đô thị, quy hoạch không gian xanh đô thị, thiết kế cảnh quan cây xanh, quy hoạch thiết kế vườn – công viên, quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái, ứng dụng cây xanh nội thất, tổ chức và giám sát thi công công trình cây xanh đô thị.

6.2. Kỹ năng

- Có kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề thực tiễn và yêu cầu của xã hội về kỹ thuật cây xanh đô thị; quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý cây xanh đô thị.

- Tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực cây xanh đô thị, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý giám sát các công trình cây xanh đô thị.

- Vận dụng sáng tạo, chính xác các yêu cầu chuyên môn trong thực tiễn môi trường công tác.

- Có khả năng làm việc theo nhóm và thích ứng tốt với môi trường làm việc tập thể đa ngành như quy hoạch thiết kế đô thị, quản lý đô thị, quy hoạch thiết kế cảnh quan.

-  Có kỹ năng quy hoạch, thiết kế, tổ chức thi công, giám sát các dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp đô thị.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và phần mềm đồ họa máy tính: : AutoCAD, 3dS.MAX (vẽ mô hình 3D), Photoshop...

- Tự tin trong giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt.

7. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Các cơ quan chuyên ngành: Các cơ quan quy hoạch, thiết kế xây dựng và phát triển đô thị: Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc và Xây dựng; Sở Tài nguyên môi trường; các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực cây xanh đô thị và môi trường...

- Các doanh nghiệp, đơn vị: Các công ty công viên và cây xanh đô thị, công ty môi trường đô thị, vườn thực vật, vườn quốc gia, khu du lịch và di tích; Các doanh nghiệp tư vấn quy hoạch, thiết kế và thi công công trình cây xanh đô thị; Tập đoàn, công ty kinh doanh bất động sản.

- Các cơ sở đào tạo: Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực Lâm nghiệp đô thị, kiến trúc cảnh quan.

8. KHẢ NĂNG HỌC TẬP VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG

 Có thể tiếp tục tham gia các khóa đào tạo ở bậc học cao hơn tại các cơ sở đào tạo về Lâm nghiệp đô thị, Lâm nghiệp, quy hoạch thiết kế đô thị, kiến trúc cảnh quan ở trong và ngoài nước.

9. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP ĐÔ THỊ.

9.1 Giao lưu học thuật giữa giảng viên, sinh viên ngành Lâm nghiệp đô thị với GS.TS. Tong Mahn AHN – Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc cảnh quan, Trường Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc; Chủ tịch Ủy ban xét tặng giải thưởng Sir Geoffrey Jellicoe Liên đoàn Kiến trúc cảnh quan Quốc tế, Chủ tịch Hiệp hội Kiến trúc cảnh quan Quốc tế khu vực Châu Á.(năm 2012).

9.2. Một số công trình nghiên cứu và đồ án tốt nghiệp của sinh viên

(1) Quy hoạch thiết kế cảnh quan khu cảnh quan nông nghiệp thuộc Khu du lịch sinh thái Quốc gia Mộc Châu – Tỉnh Sơn La

- Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hải Ninh – K52 LNĐT

(2) Quy hoạch chi tiết cảnh quan ven hồ khu A và D thuộc khu Du lịch hồ Đại Lải  Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc"

- Sinh viên thực hiện: Đào Văn Hùng – K52 LNĐT

(3) Thiết kế cảnh quan sân vườn Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam – Khu liên hiệp thể thao Mỹ đình – Hà Nội

- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trang – K51 LNĐT

 

(4) Thiết kế cảnh quan cây xanh hệ thống giao thông chính thuộc Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc

- Sinh viện thực hiện: Nguyễn Phương Anh – K50 LNĐT

 

(5) Quy hoạch thiết kế khu Lâm viên thuộc Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam – Đồng Mô – Sơn Tây – Hà Nội

- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết – K52 LNĐT

9.3. Các hoạt động học tập và tiếp cận thực tiễn của sinh viên ngành lâm nghiệp đô thị trong quá trình học tập

(1) Khu thí nghiệm, thực hành về nhân giống cây, thiết kế và thi công trồng cây cảnh quan

(2) Sinh viên tham gia làm các dự án về Quy hoạch, thiết kế cảnh quan: Đi khảo sát và vẽ thiết kế tại Trường Đại học Lâm nghiệp

(3) Thực tập nghề nghiệp tại các địa bàn ngoài trường

       Sinh viên thực tập tại Tp. Hà Nội                                                Sinh viên thực tập tại Tp. Huế

Sinh viên thực tập tại Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Trị                 Sinh viên thực tập tại TP. Đà Lạt

9.4. Một số hoạt động đào tạo và thực hiện các dự án của giảng viên Bộ môn Lâm nghiệp đô thị

(1) Tập huấn chuyên môn về Kiến thức thiết kế, duy trì cảnh quan và cây xanh đô thị

Lớp tập huấn tổ chức tại Tập đoàn Vingroup (Vincom), từ tháng 10 - 12/2016

Lớp tập huấn tổ chức tại Làng Văn hóa,Du lịch các dân tộc Việt Nam,

Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội (tháng 7/2016)

(2) Báo cáo thẩm định một số dự án về quy hoạch thiết kế cảnh quan do giảng viên Bộ môn Lâm nghiệp đô thị thực hiện.

Quy hoạch, thiết kế cảnh quan Trung tâm khu du lịch sinh thái Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Quy hoạch phát triển Du lịch sinh thái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa

9.5. Một số công trình khoa học đã công bố trong những năm gần đây

(1) Biên soạn sách phục vụ đào tạo đại học:

TT

Tên tài liệu

Loại tài liệu

Tác giả

Nhà xuất bản

1

Thiết kế cảnh quan cây xanh

Giáo trình

PGS.TS.Đặng Văn Hà, ThS. Chu Mạnh Hùng

NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2016

2

Ứng dụng AutoCAD trong thiết kế cảnh quan

Giáo trình

PGS.TS.Đặng Văn Hà, KS.Trần Thị Thu Hòa

NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2016

3

Kỹ thuật trồng cây gỗ đô thị

Bài giảng

TS. Nguyễn Thị Yến, PGS.TS.Đặng Văn Hà, TS.Phạm Hoàng Phi

Tài liệu lưu hành nội bộ - Trường ĐH Lâm nghiệp

(2) Bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học, Kỷ yếu hội thảo quốc gia

TT

Tên bài báo

Số tác giả

Đăng trên tạp chí hoặc kỷ yếu khoa học

Số

Trang

Năm

công bố

1

Ericaceae trong hệ thực vật Việt Nam

Nguyễn Thị Yến

Tài liệu hội thảo khoa học thế giới những nhà thực vật trẻ tại Xanh-Petécbua

 

 

2006

2

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống Sphyrospermum roraimae Klotzsch

Nguyễn Thị Yến

Shakharova S.G

Tạp chí Học viện kỹ thuật Lâm nghiệp quốc gia Xanh-Petécbua

Số 12

 

2007

3

Nghiên cứu đặc điểm hình thái hạt và giai đoạn đầu phát triển của một số loài Đỗ quyên Châu á

Nguyễn Thị Yến

Shakharova S.G

Tạp chí Học viện kỹ thuật Lâm nghiệp quốc gia Xanh-Petécbua

Số 12

 

2007

4

Biện pháp hình thành nấm cộng sinh trong điều kiện phòng thí nghiệm

Nguyễn Thị Yến

Shakharova S.G

Tạp chí Học viện kỹ thuật Lâm nghiệp quốc gia Xanh-Petécbua

Số 4

 

2008

5

Thiết kế cảnh quan Khu lâm viên Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội

Đặng Văn Hà

Tạp chí Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

Tháng 11

76-83

2011

6

Nghiên cứu kỹ thuật tạo nấm rễ và ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm hạt và sinh trưởng của cây Đỗ Quyên (Rhododendron fortunei Lindl.)

Nguyễn Thị Yến

Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tháng 11

 

2011

7

Quy hoạch không gian phát triển du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoa

Đặng Văn Hà

Tạp chí Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

Tháng 11

88-96

2014

8

Một số kết quả nhân giống loài cây Lá khôi tia (Ardiasia sylvetris Pitard) phục vụ công tác bảo tồn và phát triển

Nguyễn Thị Yến

Tạp chí Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

 

 

2014

9

Thiết kế khu vườn trồng thử nghiệm tập đoàn cây bản địa đặc trưng của các vùng miền trong cả nước tại rừng Quốc gia Đền Hùng

Đặng Văn Hà, Hoàng Văn Sâm

Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp

4

23-33

2014

10

Một số kết quả điều tra về thành phần loài hoa thảo úng dụng trong kiến trúc cảnh quan tại thành phố Đà lạt

Nguyễn Thị Yến

Phạm Anh Tuấn

Chu Mạnh Hùng

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

 

 

2015

11

Hiện trạng cây xanh thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp khắc phục cây đổ, gãy sau mưa bão hàng năm

Đặng Văn Hà, Nguyễn Thị Yến

Tạp chí Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

21

118-125

2015

12

Đặc điểm phân bố và hình thái loài Đỗ quyên hoa trắng hồng (Rhododendron cavaleriei H.Lév.)

Đặng Văn Hà

Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp

4

32-41

2015

13

Điều tra thu thập, nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng địa lan Kiếm (Cymbidium sp) có giá trị kinh tế cao phục vụ công tác bảo tồn và phát triển

Tạ Văn Thảo, Nguyễn Thị Yến, Đặng Văn Hà

Tạp chí Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

Tháng 12

172-180

2015

14

Một số kết quả về gieo ươm, trồng và chăm sóc loài cây Triệu chuông (Calibrachoa parviflora Juss.)

Nguyễn Thị Yến, Đặng Văn Hà

Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp

Tháng10

14-21

2015

15

Thiết kế cảnh quan cây xanh Khu di tích "Bộ Canh nông" tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang

Trần Văn Chứ, Đặng Văn Hà, Nguyễn Phúc yên

Tạp chí Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

5

119-127

2016

16

Thực trạng và giải pháp phát triển cây bóng mát đường phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đặng Văn Hà

Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp

1

3-13

2016

17

Hiện trạng và giải pháp bảo tồn cây Muỗm cổ thụ Mangifera foetida Lour tại Đền Trần - Nam Định

 

Đặng Văn Hà,Trần Thị Lợi

Tạp chí Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

7

129-137

2016

18

Thực trạng bảo tồn một số loài thực vật rừng quý hiếm tại xã Thài Phìn Tủng, Huện Đồng Văn, Hà Giang

Vũ Quang Nam, Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Thị Thắm, Đặng Văn Hà

Tạp chí Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

10

154-161

2016

19

Nhân giống cây hoa Cẩm tú cầu bằng phương pháp giâm hom(Hydrangea macrophylla Thunb.)

Đặng Văn Hà

Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp

2

3-11

2016

20

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của các loài Đỗ Quyên tại Vườn Quốc gia Tam Đảo

Đặng Văn Hà

Tạp chí Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

11

123-131

2016

21

Hiện trạng và định hướng phát triển cây xanh đường phố thành phố Đông Hà - Quảng Trị

Đặng Văn Hà, Nguyễn Thị Yến

Tạp chí Rừng và Môi trường

75+76

74-79

2016

22

Hiện trạng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình

Đặng Văn Hà

Tạp chí Rừng và Môi trường

77

62-67

2016

23

Khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trưởng cây Nanh chuột (Cryptocarya lenticellata H.Lec) ở giai đoạn vườn ươm

Nguyễn Thị Yến

Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp

 

 

2016

24

Some notes on the genus Manglietia  Blume from Vietnam

Vu Quang Nam, Dang Van Ha

Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam - Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 2 , Đà Nẵng, 20/05/2016, chỉ số xuất bản kỷ yếu ISBN: 978-604-62-5440-9

Tháng 4

537-543

2016

25

Một số kết quả nghiên cứu về thảm thực vật rừng tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Vũ Quang Nam, Đặng Văn Hà, Vũ Văn Thịnh

Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam - Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 2 , Đà Nẵng, 20/05/2016, chỉ số xuất bản kỷ yếu ISBN: 978-604-62-5440-9

Tháng 4

544-550

2016

26

Thực trạng và giải pháp bảo tồn cảnh quan rừng Khu di tích K9, Ba Vì, Hà Nội

Đặng Văn Hà, Nguyễn Mạnh Tuyến, Đoàn Thị Anh Tú, Đỗ Thị Thu Lai, Nguyễn Thị Yến

Tạp chí Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

24

39-47

2016

27

Kết quả nghiên cứu về nhân giống, trồng và chăm sóc loài cây Ngọc thảo xoắn kép (Impation walleriana Hook)

Nguyễn Thị Yến, Đặng Văn Hà

Tạp chí Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

Tháng 12

138-144

2016

28

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Nguyễn Thị Yến, Đặng Văn Hà, Nguyễn Giang Trường,Phạm Thị Kim Thoa, Võ Diệp Ngọc Khôi,

                                      

Tạp chí Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

Tháng 12

174-181

2016

29

Thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển cây xanh đường phố quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Nguyễn Thị Hoàn, Đặng Văn Hà, Nguyễn Thị Yến

Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp

1

17-25

2017

30

Những tồn tại trong phát triển cây xanh đô thị hiện nay và định hướng phát triển bền vững cây xanh đô thị thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

PGS.TS. Đặng Văn Hà

Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia - Các trường đại học kỹ thuật với sự phát triển kinh tế xã - và an ninh quốc phòng tỉnh Vĩnh Phúc.

Tháng 3

137-145

2017

31

Quy hoạch phát triển cây xanh đô thị ở nước ta hiện nay và định hướng

PGS.TS. Đặng Văn Hà

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia "Cây xanh đô thị với sự phát triển đô thị xanh - bền vững.

Tháng 3

12-15

2017

                                                   

      Nguồn: Bộ môn Lâm nghiệp đô thị, 2017


Chia sẻ